Nghịch lý doanh nghiệp Nhật Bản làm ăn tốt nhưng lại rủ nhau đóng cửa

Minh Hậu (Trung tâm Tin tức VTV24)

29/05/2017 17:19 GMT+7

VTV.vn - Trong vài năm trở lại đây tại Nhật Bản, có tới hàng chục nghìn doanh nghiệp dù làm ăn tốt, có lãi đều đặn nhưng lại rủ nhau đóng cửa hàng loạt.

Trong 10 năm trở lại đây, số công ty tự tuyên bố đóng cửa tại Nhật Bản đã tăng 40%, lên gần 30.000 doanh nghiệp trong năm 2016. Không chỉ vì kinh doanh thua lỗ, có tới 1/3 số doanh nghiệp này kinh doanh có lợi nhuận, thậm chí là lợi nhuận cao, mà vẫn phải dừng hoạt động. Lý do là bởi, họ không tìm được người tiếp quản.

Số công ty nhỏ và vừa chiếm tới 99% doanh nghiệp Nhật. Tuy nhiên, độ tuổi trung bình của chủ các công ty này đã tăng lên gần 60 tuổi và họ đang phải chật vật tìm người tiếp quản kinh doanh. Dân số già hóa nhanh chóng là nguyên nhân chính của tình trạng này, với số trẻ em dưới 15 tuổi liên tục giảm trong gần nửa thế kỷ, truyền thống kinh doanh cha truyền con nối vì thế ngày càng mai một. Nhiều doanh nghiệp thừa nhận họ cũng không thể tin tưởng giao việc kế nghiệp cho người ngoài gia đình.

Thêm nữa, giới trẻ Nhật có xu hướng muốn theo đuổi sự nghiệp của riêng mình vì sợ đối mặt với gánh nặng thuế thừa kế gia sản trong khi chưa biết triển vọng trong việc phát triển công ty gia đình, vì chính sách phục hồi kinh tế của Nhật chưa có nhiều ưu tiên cho khu vực này.

Ước tính trong 20 năm tới, cơn lốc đóng cửa sẽ còn tràn tới hàng trăm nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại đây. Đây là mối nguy tiềm tàng với khu vực kinh tế địa phương của Nhật, vì có thể dẫn đến một điểm bùng phát khi lượng doanh nghiệp đóng cửa cao đến mức mà ở đó việc phục hồi an toàn trở nên quá khó khăn.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Tin liên quan

Quý I/2017, Nhật Bản dẫn đầu nhập khẩu tôm Việt Nam

Quý I/2017, Nhật Bản dẫn đầu nhập khẩu tôm Việt Nam

VTV.vn - Lần đầu tiên trong hơn 10 năm qua, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật Bản tăng kỷ lục, vượt Mỹ và các nước châu Âu.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.