Mỹ ngừng miễn trừ trong lệnh cấm vận dầu Iran

Anh Phương (Phóng viên Đài THVN thường trú tại Trung Đông)

23/04/2019 06:03 GMT+7

VTV.vn - Các nền kinh tế châu Á sẽ là các nền kinh tế chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ việc Washington thắt chặt van dầu của Iran.

Giá dầu Brent trong phiên giao dịch gần nhất đã tăng lên mức 74,3 USD/thùng, cao nhất trong vòng 5 tháng qua. Diễn biến này phản ánh tâm lý lo ngại trên thị trường dầu mỏ trước thông tin Mỹ chấm dứt miễn trừ cấm vận cho một số quốc gia, trong giao dịch dầu với Iran. Bước đi này ẩn chứa viễn cảnh gì trên thị trường dầu?

Có hay không một cơn chấn động trên thị trường dầu sau khi Washington chính thức chấm dứt việc miễn trừ lệnh cấm vận cho một số quốc gia trong giao dịch dầu với Iran? Các nguồn tin cho biết, chỉ ít ngày trước khi công bố quyết định này, Tổng thống Trump đã có cuộc điện đàm với lãnh đạo của Các Tiểu vương quốc A rập Thống nhất (UAE) để thảo luận với đại diện các quốc gia Vùng Vịnh này về khả năng bù đắp cho lượng dầu sẽ thiếu hụt trên thị trường.

Dự kiến, các nền kinh tế châu Á sẽ là các nền kinh tế chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ việc Washington thắt chặt van dầu của Iran. Bởi dầu xuất khẩu của Iran đa phần là dầu nặng và chua. Hiện các nhà máy lọc dầu lớn của châu Á như tại Trung Quốc, Ấn Độ hay Hàn Quốc đều được xây dựng để thích ứng với loại dầu này. Để bù đắp cho lượng dầu thiếu hụt từ Iran, các quốc gia sẽ chủ yếu phải tìm các nguồn thay thế từ Trung Đông, đặc biệt là các giếng dầu tại Vùng Vịnh. Tuy nhiên khả năng bù đắp các quốc gia Vùng Vịnh hiện là một dấu hỏi. Các nhà xuất khẩu dầu như Saudi Arabia, UAE hay Kuwait được cho là đều đã gần đạt tới ngưỡng trần sản lượng, tức là có muốn cung ra thêm cho thị trường thì không được bao nhiêu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Tin liên quan

Saudi Arabia lạc quan thị trường dầu mỏ thế giới

Saudi Arabia lạc quan thị trường dầu mỏ thế giới

VTV.vn - Bộ trưởng Bộ Năng lượng Saudi Arabia Khalid al-Falih cho biết thị trường dầu mỏ đang "tiến tới sự cân bằng" và các nhà sản xuất có thể không cần cắt giảm sản lượng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.