Khó khăn đưa nông sản Việt vào thị trường Trung Quốc

Thái Bình - Thế Tâm (Phóng viên thường trú Đài THVN tại Trung Quốc)

11/03/2017 09:16 GMT+7

VTV.vn - Thời gian qua, giá nông sản Việt khi đưa vào thị trường Trung Quốc còn thấp so với nhiều nước trong khu vực.

Việt Nam đang là nước dẫn đầu về mức tăng trưởng xuất khẩu nông sản của khối ASEAN vào thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, do đa phần xuất khẩu tiểu ngạch, không có thương hiệu nên giá nông sản Việt khi đưa vào thị trường Trung Quốc còn thấp so với nhiều nước trong khu vực.

Chợ SanYuanLi, Bắc Kinh, một trong những chợ nông sản chuyên bán trái cây nhập khẩu. Ở đây, 1kg chuối Phillipines có giá 16 Nhân dân tệ, tương đương gần 55.000 đồng, gấp 15 lần so với thương lái mua của nông dân Việt Nam. 

Tại thành phố Bắc Kinh, các hệ thống siêu thị của Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc chủ yếu nhập trái cây từ Thái Lan, Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Nam Mỹ. Rất hiếm khi nhập hàng từ Việt Nam.

Việt Nam nổi tiếng với các loại trái cây đặc sản như xoài, bưởi da xanh, các loại cam đặc sản, sầu riêng nhưng đa phần bán qua đường tiểu ngạch nên rất bấp bênh và giá trị kinh tế không cao, người tiêu dùng ở các thành phố lớn của Trung Quốc cũng ít biết đến tên tuổi của trái cây Việt Nam. Giá trị xuất khẩu nông sản, rau quả, trái cây nước ta vào Trung Quốc gần 2 tỷ USD trong năm qua, đa phần cũng từ tiểu ngạch.

Điệp khúc nông sản không qua được cửa khẩu Trung Quốc, nông dân Việt Nam đổ bỏ lặp đi lặp lại nhiều năm nay. Trong khi đó, những mặt hàng nông sản của Thái Lan, Malaysia vẫn có chỗ đứng khá vững chắc ở các hệ thống siêu thị, chợ đầu mối lớn Trung Quốc với giá bán cao gấp 5 đến 10 lần so với sản phẩm cùng loại của Việt Nam.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Tin liên quan

PBOC: Nợ doanh nghiệp Trung Quốc đang ở mức quá cao

PBOC: Nợ doanh nghiệp Trung Quốc đang ở mức quá cao

VTV.vn - Ngày 10/3, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã công bố số liệu mới nhất cho biết, nợ doanh nghiệp của nước này hiện đã ở mức quá cao, tương đương 169% GDP.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.