Hacker xâm nhập tài khoản ngân hàng của bạn bằng cách nào?

Quốc Lê

04/02/2021 16:03 GMT+7

VTV.vn - Trong thời gian cận kề Tết nguyên đán Tân sửu, tình trạng giả mạo tin nhắn ngân hàng đang có dấu hiệu gia tăng.

Theo các chuyên gia, hacker đã sử dụng 1 trong 3 phương thức sau để gửi tin nhắn mạo danh, lừa đảo chiếm đoạt tài sản khách hàng.

Thứ nhất: Dựa vào lỗ hổng bảo mật trên hệ thống quản trị của các đơn vị cung cấp tin nhắn theo tên thương hiệu brandname.

Thứ hai: Thiết lập 1 sms brandname giống hệt của các ngân hàng. Trên các điện thoại thông minh, các tin nhắn cùng một người gửi sẽ được nhóm chung khiến khách hàng nhầm lẫn.

Thứ ba: Sử dụng mã độc đang nằm trên điện thoại nạn nhân để chèn nội dung tin nhắn vào luông sẵn có.

"Dựa trên 3 khả năng có thể xảy ra như vậy, việc khoanh vùng vẫn có thể khoanh vùng được. Thứ nhất, đó chính là các công ty cung cấp dịch vụ. Thứ hai là việc phối hợp giữa các nhà mạng để lọc các tin nhắn. Thứ ba, bắt đầu trên từng điện thoại", ông Nguyễn Minh Đức Đức - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần An toàn thông tin Cyradar cho biết.

Ông Đức cũng cho biết thay vì sử dụng sms thì hệ thống thông báo của ứng dụng ngân hàng số cũng được cho là chủ động bảo mật và khó bị can thiệp hơn, hạn chế được các rủi ro.

Đầu số ACB, TPBank và Sacombank gửi tin nhắn lừa đảo Đầu số ACB, TPBank và Sacombank gửi tin nhắn lừa đảo

VTV.vn - Hình thức mạo danh ngân hàng này vừa mới xuất hiện một vài ngày nay, đúng mùa cao điểm thanh toán Tết của các khách hàng.

Tin liên quan

Website ngân hàng giả xuất hiện tràn lan, cảnh giác lừa đảo

Website ngân hàng giả xuất hiện tràn lan, cảnh giác lừa đảo

VTV.vn - Các website lừa đảo giả mạo ngân hàng đang "mọc" lên ngày càng nhiều khiến người dùng hoang mang.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.