EU đề xuất siết chặt kiểm soát dầu mỏ Nga

PV (t/h)

12/06/2025 16:30 GMT+7

VTV.vn - Liên minh châu Âu có kế hoạch mới sẽ tiến xa hơn khi cấm cả những loại nhiên liệu được sản xuất tại các nước thứ ba nhưng sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu thô của Nga.

Liên minh châu Âu EU vừa đề xuất một loạt biện pháp nhằm siết chặt kiểm soát với dầu thô Nga. Những biện pháp được đề cập bao gồm giảm trần giá với dầu Nga từ mức 60 USD xuống 45 USD/thùng, cũng như cấm nhập khẩu nhiên liệu tinh chế từ nước thứ ba sử dụng nguyên liệu dầu thô Nga. Theo các chuyên gia, việc áp đặt mức giá trần thấp hơn có thể gây thêm áp lực lên nguồn cung, trong bối cảnh thị trường dầu toàn cầu nhiều biến động thời gian qua. Tuy nhiên, các biện pháp mới sẽ cần toàn bộ 27 nước thành viên thông qua trước khi có hiệu lực.

Hiện tại, EU đã cấm nhập khẩu dầu diesel và các sản phẩm dầu mỏ khác có xuất xứ trực tiếp từ Nga. Các công ty tại Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ hiện nhập khẩu một lượng lớn dầu thô Nga, sau đó tinh chế thành dầu diesel và các loại nhiên liệu khác để xuất khẩu sang châu Âu.

Về lý thuyết, các nhà máy lọc dầu có thể mua dầu Nga với giá rẻ rồi bán nhiên liệu thành phẩm theo giá thị trường - điều này giúp họ thu được biên lợi nhuận cao.

Đề xuất của EU là một phần trong gói biện pháp mới nhằm gia tăng sức ép lên Nga, bao gồm cả việc hạ trần giá dầu xuống còn 45 USD/thùng.

Theo dữ liệu từ công ty phân tích Kpler, trong quý I năm nay, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu khoảng 1,8 triệu thùng dầu Nga mỗi ngày. Cùng thời gian đó, EU nhập khẩu khoảng 450.000 thùng/ngày nhiên liệu tinh chế từ hai quốc gia này.

Tuy nhiên, việc một nhà máy lọc dầu vừa nhập dầu thô Nga vừa xuất khẩu nhiên liệu sang EU không đồng nghĩa toàn bộ lượng nhiên liệu đó đều được làm từ dầu Nga. Việc xác định chính xác nguồn gốc có thể sẽ là một quá trình phức tạp.

Tin liên quan

Giá dầu Nga vượt mức trần của phương Tây

Giá dầu Nga vượt mức trần của phương Tây

VTV.vn - Giá dầu thô Urals của Nga hiện cao hơn 5 USD so với mức trần xuất khẩu mà phương Tây áp lên dầu Nga sau khi nổ ra cuộc xung đột với Ukraine.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.