Chính phủ xem xét giảm một loạt thuế, phí vì COVID-19

Ban Thời sự

21/04/2020 13:12 GMT+7

VTV.vn - Thay vì chỉ được giãn thuế, doanh nghiệp, người dân khó khăn vì COVID-19 có thể được giảm một số loại thuế khác.

Theo dự thảo Nghị quyết các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công đang được Bộ Kế hoạch & Đầu tư lấy ý kiến, sẽ có thêm giải pháp tài khóa về miễn, giảm các loại thuế, phí cho doanh nghiệp, người dân.

Thay vì chỉ được giãn thuế, doanh nghiệp, người dân đang gặp khó khăn vì COVID-19 có thể được giảm thuế môi trường, thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT, phí trước bạ... Cùng với đó, một số ngành nghề bị ảnh hưởng nặng, trực tiếp bởi COVID-19 như: hàng không, du lịch; giảm phí cầu đường, cảng biển, bảo trì đường bộ, giá dịch vụ hàng không... sẽ được xem xét hoàn thuế VAT năm 2020. 

Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu tăng thời gian gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất lên một năm thay vì 5 tháng. 

Các hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi COVID-19 sẽ được giãn, hoãn nộp thuế khoán như doanh nghiệp; miễn phí 100% lệ phí môn bài năm 2020. 

Các giải pháp này sau khi Chính phủ chốt sẽ được trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội trong tháng 4.

Các hãng hàng không nội xin giảm thuế môi trường Các hãng hàng không nội xin giảm thuế môi trường

VTV.vn - Ước tính hiện khoảng 98% máy bay của các hãng hàng không trong nước đang phải tạm ngừng bay trong khi các hãng hàng không vẫn phải trả tiền thuê máy bay.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Tin liên quan

Giãn nộp thuế sẽ giúp giảm áp lực cho doanh nghiệp

Giãn nộp thuế sẽ giúp giảm áp lực cho doanh nghiệp

VTV.vn - Trong bối cảnh các doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh đã gặp không ít khó khăn, việc gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất ngay lúc này là một sự hỗ trợ rất kịp thời.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.