“Biến hóa” máy bay chở khách thành chở hàng

Như Anh

09/06/2023 07:01 GMT+7

VTV.vn - Hiện nay, khi hoạt động đi lại đã trở lại bình thường, ngành biến hóa máy bay chở khách thành chở hàng vẫn diễn ra mạnh mẽ.

Nếu đã từng mua hàng trên mạng, như Shopee, Amazon, Lazada, nhiều người đã ít nhất một lần đặt mua hàng từ nước ngoài. Chỉ sau 2 - 3 ngày, món hàng đã được giao tận cửa. Để có thể giao hàng siêu tốc như vậy cần đến máy bay, thay vì các chuyến tàu thủy mất hàng tuần thậm chí hàng tháng. Đây chính là cơ hội phát triển cho ngành công nghiệp "biến hóa" máy bay chở khách thành chở hàng.

"Những hãng thương mại điện tử như Alibaba và Amazon sẽ chỉ tăng trưởng mạnh hơn về doanh số, cùng với đó là nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không", ông Yossi Melamed, Giám đốc điều hành hãng công nghiệp hàng không IAI, cho biết.

Để có thể biến một chiếc máy bay chở khách thành máy bay chở hàng sẽ tốn kinh phí khoảng 30 triệu USD, tương đương hơn 700 tỷ đồng, bằng khoảng 1/3 giá một chiếc máy bay mới. Tuy nhiên đây không đơn thuần là một xu thế chớp nhoáng thời đại dịch.

Hiện nay, cứ 10 chiếc máy bay chở hàng, có khoảng 6 chiếc hoặc hơn là máy bay chở khách được cải tạo.

“Biến hóa” máy bay chở khách thành chở hàng - Ảnh 1.

Công nhân bốc một lô hàng lên máy bay. (Ảnh: businessinsider)

Nhiều người cho rằng đây chỉ là xu thế trong mùa dịch, nhưng thực ra cải tạo máy bay cũ thành máy bay chở hàng là một ngành công nghiệp đã tồn tại hàng chục năm nay. Năm 2022, khi đại dịch đã dần qua đi, vẫn có tới 164 chiếc máy bay chở khách đã cũ được cải tạo thành máy bay chở hàng. Đây là một phương án vận chuyển rất hữu ích trong bối cảnh các container hàng bị kẹt, ùn ứ tại các cảng biển.

"Những gì diễn ra trong thời kỳ đại dịch không làm chúng tôi bất ngờ. Ngành công nghiệp cải tạo máy bay luôn luôn có tiềm năng tăng trưởng tốt và tôi cho rằng chúng tôi đang đi đúng hướng", ông Mike Doellefeld, Phó Chủ tịch Chương trình thương mại của Boeing, nhận định.

Mặc dù kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều thử thách, dẫn tới sức mua hàng của người tiêu dùng bị giảm bớt, các chuyến bay chở hàng cũng không quá bận rộn như thời đại dịch. Tuy nhiên các công ty như Boeing và Airbus vẫn đặt cược vào tiềm năng của máy bay chở hàng.

Mới đây nhất, Boeing tuyên bố sẽ đặt một đường dây cải tạo máy bay tại Ấn Độ, năm 2022, là tại Canada.

Chính hãng thương mại điện tử như Amazon cũng đã nắm bắt xu hướng này, khi từ năm 2016 Amazon đã có riêng một đội máy bay chuyên chở hàng, được cải tạo từ các máy bay chở khách đã cũ.

FT: Giá vé máy bay đang tăng với tốc độ cao hơn lạm phát FT: Giá vé máy bay đang tăng với tốc độ cao hơn lạm phát

VTV.vn - Financial Times đã phân tích giá vé máy bay trên các tuyến bay phổ biến trên khắp thế giới và sử dụng giá vé trung bình một chiều hạng phổ thông, không bao gồm thuế, phí.

Tin liên quan

Kỳ vọng từ sự kiện máy bay "Made in China" cất cánh

Kỳ vọng từ sự kiện máy bay "Made in China" cất cánh

VTV.vn - Hôm 28/5, chuyến bay thương mại đầu tiên của dòng C919, mang số hiệu MU9191, đã chính thức cất cánh từ sân bay quốc tế Hồng Kiều tại Thượng Hải tới thủ đô Bắc Kinh.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.