
Vừa xuất hiện trong tập 1 của podcast tài chính Money Gym – Tiền Không Mỏi do nhà báo Dương Ngọc Trinh thực hiện, An Trương – founder của chuỗi nội dung "Money Date" – lập tức gây chú ý bởi loạt phát ngôn thẳng thắn xoay quanh tiền bạc, chi tiêu và tự do tài chính. Từ chuyện nói dối về thu nhập, đến việc xem tiêu tiền là động lực kiếm tiền, hay tuyên bố dứt khoát: "Tôi ưu tiên công cụ giúp tiền sinh lời" – mỗi quan điểm của An đều mang màu sắc thực tế, gai góc và phản ánh đúng tâm lý của thế hệ trẻ đang loay hoay giữa mong muốn tận hưởng và áp lực kiểm soát tài chính.
Trong một cuộc phỏng vấn, An Trương chia sẻ giữa một nhịp sống nhanh, guồng quay của FOMO, YOLO và vô vàn lựa chọn tài chính, anh chọn sống chậm hơn, kỷ luật hơn để có được sự thảnh thơi mà không ít người trẻ đang mải miết tìm kiếm.
Vậy với một người trẻ có nền tảng ngành tài chính, nhạy bén với sáng tạo và nhịp sống hiện đại như An Trương, quản lý tài chính thông minh là gì? Làm sao để tối ưu số tiền hiện có? Và làm gì để cuộc sống thảnh thơi nằm trong tầm tay?
Bạn có từng rơi vào cảm giác trong tài khoản có tiền nhưng trong lòng vẫn còn lo, điều gì khiến bạn bắt đầu quan tâm đến việc quản lý tài chính một cách thông minh hơn?
Mình đã từng rơi vào cái cảm giác là trong tài khoản có tiền nhưng trong lòng vẫn rất lo lắng. Đó là khi mới nghỉ việc, cũng chưa xác định được hướng đi tiếp theo. Dĩ nhiên là chỉ toàn khoản chi chứ không có khoản thu nhập nào, nên dù tài khoản có một chút tiền nhưng mình vẫn rất bất an. Đó như là lời cảnh tỉnh giúp mình bắt đầu quan tâm hơn đến việc quản lý tài chính.
Từ đó mình ngồi xuống, nhìn lại cái số tiền mình đang có, phân bổ chi tiêu vào những gì cần thiết và cắt bỏ những khoản không cần thiết. Sau sự kiện đó, mình càng nhận ra sự quan trọng của việc quản lý tài chính sát sao. Ngay cả sau này, khi tài chính dư giả hơn một tí, mình vẫn giữ thói quen đặt ra mục tiêu tài chính rõ ràng, phục vụ cho công việc, sở thích. Như vậy mới không còn bị rơi vào cảnh "có tiền nhưng vẫn lo" nữa.

Bắt đầu là người làm tài chính mà rẽ hướng sang một nhà sáng tạo nội dung. Sự rẽ hướng đấy đã khiến cuộc sống của bạn thay đổi như thế nào?
Cái thay đổi lớn nhất chính là bây giờ mình được làm công việc yêu thích. Cuộc sống không phải nhờ thế mà dễ dàng hơn. Nhưng mỗi sáng thức dậy, mình có động lực để bắt đầu một ngày mới. Đó là cảm giác vô cùng tuyệt vời. Từ động lực đó, mình có được nguồn cảm hứng, sáng tạo trong công việc và từ đó ảnh hưởng tích cực đến mọi khía cạnh khác trong cuộc sống, từ các mối quan hệ xung quanh đến cách mình nhìn nhận bản thân.

Vậy là vừa được làm một công việc ưa thích, vừa kiếm ra tiền là đã đến sự tự do tài chính?
Mình được làm công việc ưa thích và vừa kiếm ra tiền, đúng. Còn về sự tự do tài chính, đối với mình, nó không phải là một đích đến, mà nó là một trạng thái. Và trạng thái đó chỉ có được khi mình duy trì kỷ luật. Ví dụ như khi bạn bắt đầu làm điều gì đó và bạn có sự chuẩn bị, lên kế hoạch và chuẩn bị tài chính cho nó, lúc đó là bạn đã sống trong sự tự do tài chính rồi.

Với lịch trình linh hoạt và bận rộn của nhà sáng tạo nội dung, bạn có chiến lược nào để vừa chi tiêu thoải mái vừa đảm bảo quản lý tài chính tối ưu hay không?
Gọi "chiến lược" thì nghe có vẻ hơi to tát nhưng thật ra với mình chỉ có một vài nguyên tắc nhỏ. Như mỗi lần có thu nhập từ các dự án, mình sẽ trích một phần cho vào tiết kiệm. Ngoài ra, mình cũng đang sử dụng Super Sinh lời từ ngân hàng cho khoản tiền có sẵn trong tài khoản. Nó tạo cho mình cảm giác an tâm khi tối ưu cái dòng tiền mình đang có chứ không để nó nằm yên. Cho nên đó cũng không phải là một chiến lược gì đó quá đặc biệt hay mới lạ, chỉ là một tính kỷ luật mình xây dựng cho bản thân thôi.

Bạn có đang sử dụng công cụ tài chính nào để có thể nhìn thấy tiền làm việc mỗi ngày mà không cần đầu tư mạo hiểm hay dành quá nhiều thời gian theo dõi thị trường hay không?
Trước đây khi từng làm trong ngành tài chính, mình cũng từng khá chủ động trong việc tìm hiểu các kênh đầu tư, phân tích rủi ro, theo dõi thị trường. Tuy nhiên với tính chất công việc hiện tại, mình không có nhiều thời gian và ít nhạy bén hơn trong khoản đó.
Vì vậy, một công cụ tài chính có thể giúp tiền tự vận động mỗi ngày mà không cần mình làm gì quá nhiều là một giải pháp tối ưu. Mình đang sử dụng Super Sinh lời từ ngân hàng, với mức lãi suất lên tới 3,5%/năm. Phần lãi được cộng mỗi ngày, nên mình hoàn toàn yên tâm khi dòng tiền không nằm yên mà vẫn sinh lời đều đặn.
Với người trẻ, đó không chỉ là "tiền lời", mà còn là cách để bắt đầu xây dựng những thói quen tài chính hiệu quả – biết kiểm soát, biết phân bổ và quan trọng nhất là không để tiền ngủ quên trong tài khoản.

Trong một thế giới mà Gen Z luôn bị quấn vào FOMO và YOLO, bạn có nghĩ rằng sống thảnh thơi là chuyện trong lòng bàn tay?

Mình nghĩ trạng thái sống thảnh thơi nó là thứ có thể nằm trong tầm tay của mình, miễn là mình có sự kỷ luật. Thảnh thơi không đến từ việc không làm gì, mà biết mình đang làm gì, lên kế hoạch rõ ràng cho mọi thứ và kể cả tài chính cá nhân. Khi đặt được mục tiêu, kế hoạch rõ ràng và làm chủ dòng tiền, thì lúc đó bạn mới có thể sống một cách thảnh thơi và tự do thật sự. Với mình, tự do tài chính luôn đi đôi với kỷ luật.
Đó cũng là một phần trong khái niệm JOMO (Joy of missing out – Tận hưởng sự bỏ lỡ). Mình nghĩ JOMO là một trạng thái mà ai cũng nên luyện tập để cuộc sống thảnh thơi hơn. Thay vì FOMO, chạy đi mua những món đồ trending trên mạng để thỏa mãn nhất thời, đôi khi mình lại chọn tận hưởng niềm vui của riêng mình, ví dụ như tiết kiệm, sinh lời mỗi ngày và quan sát dòng tiền sinh sôi. Điều đó có thể không mang lại cho cảm giác sung sướng cực độ nhưng một phần mang đến sự an tâm, và giúp mình tiến gần hơn với sự thảnh thơi nữa.
Nếu có một lời khuyên dành cho Gen Z vừa bắt đầu hành trình tài chính thông minh, bạn sẽ nói gì?
Mình sẽ nói: Hãy nên tìm hiểu và học hỏi. Học hỏi để biết thế nào là tài chính, quản lý tài chính thông minh, tài chính cá nhân hay làm thế nào để tiết kiệm, đầu tư. Ngoài ra, bên cạnh lý thuyết, việc mình hành động, trải qua thành công hay vấp ngã mới chính là bài học đắt giá nhất trong hành trình tiến tới tài chính thông minh. Mình nghĩ nhiều GenZ sẽ cho rằng: Tôi quá trẻ để bận tâm về điều to tát như tài chính. Nhưng thực ra đó là thứ gắn liền trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày, từ việc tiêu tiền vào gì, tiết kiệm bao nhiêu, cho "tiền đẻ ra tiền" như thế nào cho đến những kế hoạch lớn hơn trong cuộc sống. Nên việc hiểu sớm sẽ mang lại rất nhiều lợi ích lâu dài cho các bạn trong tương lai.
VPBank giới thiệu Bộ công cụ sinh lời – Giải pháp tự động cho dòng tiền "không mỏi"
Bộ Công cụ Sinh lời của VPBank – hệ giải pháp tài chính tối ưu dòng vốn nhàn rỗi bao gồm Super Sinh lời và Chứng chỉ tiền gửi Lộc Thịnh Vượng (Super Thịnh Vượng). Bộ công cụ này giúp người dùng:
- Chủ động thiết lập mục tiêu tài chính theo nhu cầu cá nhân
- Lựa chọn công cụ sinh lời phù hợp với thời gian, độ sẵn sàng của dòng tiền
- Theo dõi kết quả đầu tư minh bạch, linh hoạt, dễ hiểu
Trong đó, Super Sinh lời là một tính năng tích hợp trên ứng dụng ngân hàng số VPBank NEO, cho phép khách hàng tự động sinh lời từ số dư tài khoản thanh toán mà không cần thực hiện thao tác gửi tiết kiệm truyền thống.

Bình luận (0)