Sự sống và cái chết bên dòng sông Hằng, Ấn Độ

Minh Nguyệt (Ban Thời sự)

27/07/2018 06:07 GMT+7

VTV.vn - Theo tín ngưỡng Ấn Độ, người nào được hỏa táng tại một trong những thành phố bên dòng sông Hằng, sau khi chết sẽ được yên nghỉ mãi mãi, thoát khỏi kiếp luân hồi.

Giờ đây, niềm tin đó vẫn có chỗ đứng. Vì thế, lửa vẫn cháy tại thành cổ Varanasi, thánh địa linh thiêng nhất bên dòng sông Hằng.

Những người làm công việc hỏa táng người chết bên dòng sông Hằng vẫn hàng ngày cần mẫn với phận sự của mình. Ông Bahadur Choudhary là một trong số đó. Ông là thế hệ thứ 4 trong gia đình theo nghề hỏa táng người chết tại thành cổ Varanasi.

Sự sống và cái chết bên dòng sông Hằng, Ấn Độ - Ảnh 1.

Công việc thường ngày của các Doms tại Varanasi, Ấn Độ.

Tuy ít học và nghèo khó nhưng vai trò của ông là bất khả xâm phạm theo thần thoại Hindu. Những người thực hiện nghi lễ hỏa táng như ông Choudhary được gọi là Doms. Họ duy trì ngọn lửa trong đền, sắp xếp gỗ và chuẩn bị hoa cho lễ hỏa táng.

Nơi đây, lửa cháy cả ngày lẫn đêm. Khi tất cả đã hóa thành tro, phần còn lại sẽ được rắc trên sông Hằng. Đây cũng là lúc các Doms nhận được phần thù lao cho mình. Ngày nhiều có thể là 75 USD nhưng ngày ít chỉ là 2 USD.

Choudhary muốn 2 con trai có ngã rẽ khác cho cuộc sống của mình nhưng mong ước đó không thành. Cả hai đã bỏ học và theo nghề của cha. Họ sẽ trở thành thế hệ thứ 5 trong gia đình phục vụ nghi lễ hỏa táng.

Mặc dù thời gian đã thay đổi nhưng cuộc sống tại đây như dừng lại cách đây hàng thế kỷ.

Khám phá bí ẩn sông Hằng, Ấn Độ Khám phá bí ẩn sông Hằng, Ấn Độ Cảm nhận sông Hằng Cảm nhận sông Hằng Hàng triệu tín đồ Hindu rửa tội trên sông Hằng Hàng triệu tín đồ Hindu rửa tội trên sông Hằng

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Tin liên quan

Sự thật về Ấn Độ khiến bạn hối tiếc nếu không tới đất nước này

Sự thật về Ấn Độ khiến bạn hối tiếc nếu không tới đất nước này

VTV.vn - Dù bụi bẩn và nghèo đói là những thách thức, Ấn Độ vẫn là đất nước có lịch sử đáng kinh ngạc, tàn tích của các thành phố cổ, thiên nhiên tươi đẹp...

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.