Gốm Hương Sa sự giao thoa văn hóa Hà Nội – Huế ra mắt công chúng tại Festival Huế 2019

Theo ANTĐ

28/04/2019 17:12 GMT+7

VTV.vn - Đây là dòng gốm được hình thành từ phù sa cùng nguồn nước của dòng Hương Giang (Huế) được "tạo hồn" do các nghệ nhân tài hoa làng Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).

Dòng gốm Hương Sa quy tụ các tác phẩm, kết tinh văn hóa giữa 2 vùng đất Cố đô Huế và Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến – Làng Gốm cổ truyền Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội). Theo đánh giá của các nghệ nhân, những ưu điểm mà gốm Hương Sa vượt xa các dòng sản phẩm gốm khác đó là đa dạng về mẫu mã, được thiết kế bởi một ý tưởng riêng biệt. Bên cạnh đó loại đất để tạo ra gốm Hương Sa nhẹ hơn nhiều so với sản phẩm khác và điều đặc biệt là sự quy tụ các tác phẩm, kết tinh văn hóa giữa 2 vùng đất Cố đô Huế và Thủ đô Hà Nội.

Gốm Hương Sa sự giao thoa văn hóa Hà Nội – Huế ra mắt công chúng tại Festival Huế 2019 - Ảnh 1.

Gốm Hương Sa chính thức ra mắt công chúng tại Bảo tàng Nghệ thuật thêu XQ Huế (Số 1 Phạm Hồng Thái, TP Huế) vào tối ngày 27-4


Gốm Hương Sa sự giao thoa văn hóa Hà Nội – Huế ra mắt công chúng tại Festival Huế 2019 - Ảnh 2.

Sự ra đời của dòng gốm Hương Sa đánh dấu bước ngoặt lớn trong tiến trình phát triển văn hóa của dân tộc


Gốm Hương Sa sự giao thoa văn hóa Hà Nội – Huế ra mắt công chúng tại Festival Huế 2019 - Ảnh 3.

Đất và nguồn nước từ dòng Hương Giang qua bàn tay tài hoa của nghệ nhân làng Bát Tràng tạo thành dòng gốm đặc biệt đó là sự giao thoa giữa những giá trị tinh hoa của hai vùng đất Cố đô Huế và Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến

Phát biểu tại đêm giao lưu văn hóa ở Huế, ông Võ Văn Quân - Tổng Giám đốc XQ Việt Nam chia sẻ: "Bắt nguồn từ ý tưởng trong một lần có vị khách không may làm vỡ một chiếc bình tại Bảo tàng XQ, kết hợp với nỗi khao khát của tôi về một sản phẩm được hữu hình từ tinh túy dòng Hương Giang, có thể ôm trọn tinh hoa xứ Huế... đó là những yếu tố để gốm Hương Sa ra đời".

Gốm Hương Sa sự giao thoa văn hóa Hà Nội – Huế ra mắt công chúng tại Festival Huế 2019 - Ảnh 4.

Mỗi tác phẩm gốm Hương Sa đều miêu tả một biểu tượng xứ Huế, ra đời từ đôi bàn tay tài hoa kết hợp với những bí quyết ngàn năm của các nghệ nhân làng gốm cổ truyền Bát Tràng

Được biết, các tác phẩm thuộc dòng gốm Hương Sa được chế tác từ những ý tưởng riêng biệt, mang đặc trưng văn hóa Việt, mỗi tác phẩm đều chất chứa những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc từ quá trình hình thành đến công đoạn chế tác.

Festival nghề truyền thống Huế năm nay có 16 nhóm nghề: Thêu, kim hoàn, mộc mỹ nghệ, đồng, gốm, nón lá, hoa giấy, thư pháp, tranh, diều, dệt may, mây tre, pháp lam, nhang trầm, tinh dầu, lân sư rồng. Các sản phẩm có thương hiệu và truyền thống lâu đời với sự tham gia của 60 làng nghề, cơ sở nghề và trên 350 nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú, bàn tay vàng đến từ các làng nghề nổi tiếng trong nước. Ngoài ra có 7 thành phố có quan hệ kết nghĩa, hợp tác với Huế và 3 Hiệp hội nghề, doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ với 70 nghệ nhân tham dự.

Tin liên quan

Gốm Chăm: Sản phẩm truyền thống kết hợp từ niềm đam mê với đất và lửa

Gốm Chăm: Sản phẩm truyền thống kết hợp từ niềm đam mê với đất và lửa

VTV.vn - Việc làm gốm với người làng Chăm là hành trình sáng tạo và họ sẽ không thể sáng tạo nếu không mang niềm đam mê với đất và lửa.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.