Cánh đồng lúa hình bản đồ Việt Nam

Ban Thời sự

05/07/2020 11:24 GMT+7

VTV.vn - Cánh đồng lúa hình bản đồ Việt Nam do thầy và trò bộ môn Di truyền và chọn giống cây trồng, khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện.

Đây vừa là sáng tạo trong nghiên cứu vừa có ý nghĩa đối với các bạn sinh viên trẻ.

Lần đầu tiên, lúa được trồng khảo nghiệm kết hợp với tạo hình nghệ thuật. Thay vì trồng khảo nghiệm đơn thuần để nghiên cứu, các thầy trò bộ môn Di truyền và chọn giống cây trồng đã nghĩ ra cách kết hợp trồng lúa thành hình bản đồ đất nước. Một cách học tập khiến cả thầy trò đều rất hào hứng dù khó hơn thường lệ.

Trong vòng 4 tháng, các thầy và trò đã theo dõi quá trình lớn lên của cây lúa, kết hợp với điều chỉnh thực địa để bản đồ được rõ nét khi nhìn trên cao. Giống lúa được chọn là ĐH12, sản phẩm thuộc Chương trình sản phẩm Quốc gia về lúa gạo với nhiều ưu điểm.

Cánh đồng lúa hình bản đồ Việt Nam - Ảnh 1.

Thầy và trò bộ môn Di truyền và chọn giống cây trồng, khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tạo nên cánh đồng lúa hình bản đồ Việt Nam

Lần đầu tiên, việc trồng khảo nghiệm lúa kết hợp với tạo hình nghệ thuật đã được các thầy trò thực hiện. Sau 4 tháng, hình ảnh cánh đồng lúa hình bản đồ Việt Nam đã hình thành, được lan truyền trên mạng xã hội và nhận được nhiều ngợi khen.

Cha ông ta có câu: Dĩ nông vi bản, nghĩa là lấy nghề nông làm gốc. Làm nông, một công việc vốn được coi là vất vả một nắng hai sương nhưng nay đang được các bạn trẻ tiếp nối với sự sáng tạo và trẻ trung. Kết quả gặt được có lẽ không chỉ là những chỉ số về giống lúa mà cả niềm tự hào về cây lúa Việt Nam.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Tin liên quan

Những cánh cò chao nghiêng trên cánh đồng lúa miền Tây

Những cánh cò chao nghiêng trên cánh đồng lúa miền Tây

VTV.vn - Cánh cò trắng bay lượn trên đồng là hình ảnh thường thấy ở vùng đất trù phú, thanh bình miền Tây, gắn liền với đồng ruộng cũng như người nông dân nơi đây.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.