Ấn Độ phát hiện hành tinh mới ngoài hệ Mặt trời

Nga Nguyễn (VTV9)

14/06/2018 11:21 GMT+7

VTV.vn - Ấn Độ vừa trở thành một trong số ít những nước phát hiện ra được hành tinh nằm ngoài hệ Mặt trời.

Theo đó, các nhà khoa học Ấn Độ vừa phát hiện ngoại hành tinh cách Trái đất 600 năm ánh sáng. Hành tinh này có khối lượng gấp 27 lần Trái đất và bán kính gấp 6 lần Trái đất.

Hành tinh mới được phát hiện quay quanh một ngôi sao tương tự Mặt trời và một năm chỉ kéo dài 19,5 ngày. Do hành tinh này gần sao chủ hơn 7 lần so với khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời, nhiệt độ trên bề mặt hành tinh này có thể tương đương 600oC, quá nóng và khô để sự sống phát triển.

Nghiên cứu mới đã đưa Ấn Độ trở thành một trong số những nước phát hiện hành tinh nằm ngoài hệ Mặt trời.  

Phát hiện một tiểu hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt Trời Phát hiện một tiểu hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt Trời

VTV.vn - Trạm Quan sát Nam Âu (ESO) cho biết tiểu hành tinh "độc đáo và bí ẩn" trên có tên gọi 2004 EW95, cách Trái Đất 4 tỷ km.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Tin liên quan

Phát hiện thêm nhiều hành tinh giống với Trái đất

Phát hiện thêm nhiều hành tinh giống với Trái đất

VTV.vn - Hành trình đi tìm nơi sinh sống ngoài vũ trụ của con người dường như đã có hy vọng khi một số hành tinh giống Trái đất vừa được các nhà khoa học tìm thấy.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.