Phổ biến tình trạng "lạm phát" cấp phó

ĐTCS

18/05/2016 16:56 GMT+7

VTV.vn -Dư thừa cấp phó hay “lạm phát” cấp phó là hiện tượng phổ biến đang diễn ra ở hầu hết các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp ở cả cấp Trung ương và địa phương.

Một cơ quan hành chính cần bao nhiêu cấp phó là đủ? Trả lời câu hỏi này, cơ quan có đông cấp phó cho rằng đơn vị của mình hiện có nhiều công việc, do vậy cần có thêm cấp phó để giúp cấp trưởng hoàn thành nhiệm vụ. Nơi không giải thích được lại lý giải đây là hệ quả của quá trình sắp xếp, sáp nhập bộ máy.

Đông cấp phó, thuận lợi lớn nhất là có đủ người đi dự các cuộc họp. Tuy nhiên, thêm một cấp phó là thêm một lãnh đạo. Nhiều lãnh đạo đang khiến cho bộ máy quản lý vốn cồng kềnh lại càng cồng kềnh hơn, khiến dư luận vô cùng bức xúc.

Trong bối cảnh phải sắp xếp lại bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, thiết nghĩ việc rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cấp phó đang có trong bộ máy hành chính Nhà nước các cấp trên toàn quốc cũng là vấn đề cần được đặt ra nghiêm túc lúc này.

Bộ máy quản lý cồng kềnh là gánh nặng cho ngân sách Bộ máy quản lý cồng kềnh là gánh nặng cho ngân sách

VTV.vn - Hiện cả nước có gần 3 triệu công chức, viên chức. Mỗi năm Ngân sách Nhà nước phải bỏ ra 400.000 tỉ đồng để trả lương cho đội ngũ này.

* Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.

Tin liên quan

Cấp phó: Thừa hay thiếu?

Cấp phó: Thừa hay thiếu?

VTV.vn - Thảo luận Luật tổ chức Chính phủ, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị "cứng hóa" số lượng Thứ trưởng để xử lý tình trạng lạm phát cấp phó như hiện nay

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.