"Mặt trời nhân tạo" đạt thời gian hoạt động kỷ lục 1.056 giây

Ban Thời sự

01/01/2022 07:28 GMT+7

VTV.vn - Các nhà khoa học Trung Quốc đã lập kỷ lục thế giới mới với "mặt trời nhân tạo" đạt được thời gian hoạt động lên tới 1.056 giây.

Đây là thời gian hoạt động của "mặt trời nhân tạo" dài nhất từ trước tới nay.

Vòng thí nghiệm phản ứng tổng hợp hạt nhân mới của "mặt trời nhân tạo" do các nhà nghiên cứu tại Viện Vật lý Plasma thuộc Viện Khoa học Trung Quốc tiến hành. Đây là một dự án của Trung Quốc nhằm tạo ra nguồn điện sạch sử dụng công nghệ nhiệt hạch.

Thí nghiệm "mặt trời nhân tạo" (Experimental Advanced Superconducting Tokamak - EAST) từng đạt kỷ lục trước đó vào tháng 5 khi hoạt động trong 101 giây ở nhiệt độ 120 triệu độ C.

Vào tháng 6/2021, "mặt trời nhân tạo" đã đạt được nhiệt độ cao nhất là 160 triệu độ C, nóng hơn mặt trời tới hơn 10 lần.

Trung Quốc thử nghiệm 'mặt trời nhân tạo' nóng tới 100 triệu độ C Trung Quốc thử nghiệm "mặt trời nhân tạo" nóng tới 100 triệu độ C

VTV.vn - Viện Vật lý Plasma thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho biết, họ đang thử nghiệm thành công một "mặt trời nhân tạo" với sức nóng hơn Mặt trời thật đến trên 6 lần.


Tin liên quan

Mặt trời nhân tạo của Trung Quốc nóng gấp 7 lần Mặt trời thật

Mặt trời nhân tạo của Trung Quốc nóng gấp 7 lần Mặt trời thật

VTV.vn - Trong quá trình tìm kiếm nguồn năng lượng sạch, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển “Mặt trời nhân tạo” đạt tới mức 100 triệu độ C, nóng gấp 7 lần Mặt trời thật.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.