Chuyện nhà nông với nông nghiệp: Phát triển chăn nuôi bò thịt cao sản tại Bình Thuận

Ban Thời sự

06/08/2018 17:53 GMT+7

VTV.vn - Để ngành chăn nuôi bò có năng suất cao, bền vững, tỉnh Bình Thuận đã có những giải pháp phát triển trồng cỏ và chăn nuôi bò thịt cao sản.

Nghề nuôi bò thịt đã gắn bó từ lâu với người nông dân nhưng những năm gần đây nghề này có xu hướng chững lại vì giá bò hơi xuống thấp. Bên cạnh đó, thịt bò trong nước lại phải cạnh tranh khốc liệt với thịt bò nhập khẩu - có chất lượng hơn nhưng giá cả tương đương.

Chính vì thế, tỉnh Bình Thuận đã triển khai nhiều chính sách để phát triển nghề nuôi bò thịt một cách bền vững nhằm tạo thu nhập ổn định cho người nông dân. Để phát triển chăn nuôi bò hiệu quả, thức ăn thô là yếu tố hết sức quan trọng, nhất là đối với đàn bò thịt cao sản. Tuy nhiên, hiện nay nguồn thức ăn cung cấp cho đàn bò chủ yếu dựa vào cỏ tự nhiên và tận dụng các nguồn phế phụ phẩm trồng trọt. Trước tình hình thiếu nguồn thức ăn cho gia súc, hiện một số địa phương đã từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng cỏ chăn nuôi bò.

Đối với những trang trại chăn nuôi bò thịt cao sản, khuyến khích phát triển chăn nuôi bò với quy mô lớn hơn từ 50 - 100 con để đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất thịt. Hình thành nhóm hộ, tổ hợp tác và từng bước thành lập HTX chăn nuôi liên kết với doanh nghiệp theo phương thức doanh nghiệp cung cấp con giống bán cho người dân, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi. Riêng người chăn nuôi đầu tư chuồng trại, trồng cỏ và tổ chức chăn nuôi và bán sản phẩm cho doanh nghiệp theo hợp đồng ký kết.

Để thịt bò Việt Nam tìm được chỗ đứng, đòi hỏi không chỉ Bình Thuận mà các địa phương khác cũng cần có những đề án cụ thể để hỗ trợ người nông dân.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Tin liên quan

Chuyện nhà nông với nông nghiệp: Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi

Chuyện nhà nông với nông nghiệp: Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi

VTV.vn - Sự hỗ trợ khoa học kỹ thuật kịp thời sẽ góp phần giúp người nông dân nâng cao hiệu quả ở các mô hình sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.