Phản biện xã hội đối với dự án luật thực hiện dân chủ ở cơ sở

Ban Thời sự

13/04/2022 18:56 GMT+7

VTV.vn - Sáng 13/4, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở theo hình thức trực tuyến.

Tại hội nghị, nhiều ý kiến khẳng định, việc xây dựng, ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở là cần thiết, đây là bước quan trọng thể chế hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng, trực tiếp và gần nhất là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về "Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa"; "Tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa, thực hiện tốt cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" và phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng".

Nhiều ý kiến tại hội nghị cũng đề nghị dự thảo luật cần quy định cụ thể hơn về phạm vi, đối tượng đặc biệt cần quy định rõ hơn nữa cơ chế để phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Nhấn mạnh việc góp ý hoàn thiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở là việc làm rất cần thiết, quan trọng, song cũng rất khó và phức tạp, nhạy cảm, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Lê Tiến Châu cho biết, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn chia sẻ với những khó khăn, vất vả và áp lực của cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật, luôn sẵn sàng đồng hành cùng cơ quan chủ trì để có được dự thảo Luật tốt nhất. Những ý kiến đóng góp tại hội nghị lần này sẽ được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổng hợp đầy đủ để góp phần vào quá trình hoàn thiện dự thảo Luật trình Kỳ họp thứ 3, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định.

Tin liên quan

UBTVQH sẽ cho ý kiến về dự án Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Khám chữa bệnh

UBTVQH sẽ cho ý kiến về dự án Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Khám chữa bệnh

VTV.vn - Tại phiên họp thứ 10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 5 dự án luật cũng như nhiều vấn đề quan trọng như việc xử lý nợ xấu; Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.