'Bố ơi mình đi đâu thế' đưa các con chạm tay vào di sản văn hóa truyền thống

Bảo Hân

17/06/2025 18:02 GMT+7

Trong khi các bố được trải nghiệm đấu vật, tập lái đò thì đến với miền di sản Hoa Lư, các con cũng được sống trong không gian văn hóa truyền thống thông qua hàng loạt trò chơi dân gian và hoạt động thủ công đầy thú vị.

Trong tập 5 Bố ơi mình đi đâu thế năm 2025, trò chơi dân gian và hoạt động thủ công tại Hoa Lư (Ninh Bình) không chỉ là sân chơi mà còn là dịp hiếm có để Dứa, Bean, Audi, Cati và Minh Khôi chạm tay vào các giá trị văn hóa dân tộc bằng chính đôi tay và cảm xúc của mình.

Trò chơi đầu tiên là cướp cờ lau, gợi nhớ hình ảnh thuở nhỏ của Đinh Bộ Lĩnh – người đã lấy bông lau làm cờ để bày binh bố trận cùng bạn bè.

Các con được chia thành hai đội: Đội nữ: Audi – Cati – Dứa. Đội nam: Bean – Minh Khôi. Tuy nhiên sau đó, bé Dứa cảm thấy không hứng thú thi đấu nên đảm nhận vai trò trọng tài, hào hứng phát hiệu lệnh cho 2 đội thi đấu.

Cuộc so tài diễn ra qua 3 lượt: Lượt 1: Bean thắng Cati. Lượt 2: Audi thắng Minh Khôi. Lượt 3: Cả hai đội cùng xông trận, Audi giành chiến thắng chung cuộc.

'Bố ơi mình đi đâu thế' đưa các con chạm tay vào di sản văn hóa truyền thống - Ảnh 1.

Các con thi cướp cờ lau.

Tuy nhiên có một sự cố nhỏ xảy ra ở lượt 3 là Audi vô tình giẫm lên tay Bean khiến Bean đau và buồn bã. Nhưng sự dịu dàng của bác Leng Keng – người “thổi phù” vào tay Bean và tặng em huy hiệu "Con dũng cảm" – đã xoa dịu cảm xúc không trọn vẹn, để lại bài học đẹp về sự cảm thông.

'Bố ơi mình đi đâu thế' đưa các con chạm tay vào di sản văn hóa truyền thống - Ảnh 2.

bác Leng Keng an ủi Bean bị đau tay do Audi lỡ dẫm vào

Trong lúc các ông bố thi đấu vật, các bé Dứa, Bean và Audi tiếp tục được trải nghiệm trò chơi đánh trống dân gian, mang lại tiếng cười, sự tò mò và niềm vui không giấu nổi trên gương mặt các em nhỏ.

'Bố ơi mình đi đâu thế' đưa các con chạm tay vào di sản văn hóa truyền thống - Ảnh 3.

Bé Dứa trải nghiệm trò chơi đánh trống dân gian.

Sau đó, các con được tự tay làm lồng đèn truyền thống, tự dán giấy, ghép nan, tô vẽ – không chỉ là trò chơi thủ công mà còn là bài học cảm xúc về sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và niềm tự hào khi hoàn thành tác phẩm của riêng mình.

Tại Đền Trình – ngôi đền thiêng liêng của vùng cố đô, các cặp bố con cùng dâng hương, lắng nghe câu chuyện về ý nghĩa nơi đây. Đặc biệt, các con còn được tham gia hoạt động rập tranh dân gian, một loại hình in tranh cổ truyền của người dân Ninh Bình – nơi mỗi đường nét đều gắn với nếp sống, lễ hội và tín ngưỡng bản địa.

'Bố ơi mình đi đâu thế' đưa các con chạm tay vào di sản văn hóa truyền thống - Ảnh 4.

'Bố ơi mình đi đâu thế' đưa các con chạm tay vào di sản văn hóa truyền thống - Ảnh 5.

Các con trải nghiệm rập tranh.

Qua mỗi trò chơi, các con không chỉ được vui chơi, mà còn học được cách thấu hiểu – như khi Audi xin lỗi Bean vì lỡ dẫm lên tay bạn, khi Cati từ chối để ba đấu vật vì quá lo lắng. Mỗi hành động, cảm xúc đều góp phần nuôi dưỡng tâm hồn.

Hành trình của “Bố ơi mình đi đâu thế?” tại Hoa Lư vì thế không đơn thuần là một chuyến đi, mà là một ngày đặc biệt để các con trưởng thành cùng ký ức văn hóa dân tộc – từ trống hội, cờ lau, lồng đèn cho đến những bức tranh dân gian được in bằng đôi tay bé xíu.

'Bố ơi mình đi đâu thế' đưa các con chạm tay vào di sản văn hóa truyền thống - Ảnh 6.

 

Tin liên quan

Neko Lê “toát mồ hôi” khi hai con chọn ở nhà thuyền trong Bố ơi mình đi đâu thế

Neko Lê “toát mồ hôi” khi hai con chọn ở nhà thuyền trong Bố ơi mình đi đâu thế

Tạm rời xa hình ảnh một đạo diễn, rapper cá tính, sáng tạo và đậm chất riêng, trong tập đầu tiên của 'Bố ơi mình đi đâu thế' 2025, khán giả được chứng kiến một Neko Lê rất khác.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.