10 thí sinh bị đình chỉ thi tốt nghiệp THPT 2025 ở môn Ngữ văn

Khánh Nguyễn

26/06/2025 12:04 GMT+7

Ở môn thi Ngữ văn, có 8 thí sinh bị đình chỉ thi vì sử dụng điện thoại di động, 2 thí sinh bị đình chỉ thi vì sử dụng tài liệu.

Thí sinh làm bài thi tốt nghiệp THPT. Ảnh minh họa.

Thí sinh làm bài thi tốt nghiệp THPT. Ảnh minh họa.

10 thí sinh bị đình chỉ thi tốt nghiệp THPT 2025 ở môn Ngữ văn - Ảnh 1.

Trong sáng 26/6, hơn 1,1 triệu thí sinh hoàn thành môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2025. Đây là kỳ thi đầu tiên theo chương trình mới, đề Văn không còn sử dụng ngữ liệu trong sách giáo khoa. Nhiều thí sinh tỏ ra phấn khởi, đánh giá đề vừa sức.

Đề thi Ngữ văn được một số chuyên gia nhận định là vừa mang lại hứng thú nhưng cũng là thách thức đối với các thí sinh.

Theo TS Văn học Trịnh Thu Tuyết - nguyên giáo viên Ngữ văn Trường THPT chuyên Chu Văn An (Hà Nội), đề thi năm nay khá hay và đáp ứng các yêu cầu của Chương trình GDPT 2018.

Ở Phần I. Đọc hiểu gồm 5 câu hỏi phân loại theo các mức độ nhận thức.

Hai câu hỏi số 1 và 2 đều thuộc mức độ nhận biết trong đó câu 1 yêu cầu nhận biết về ngôi kể trong văn bản, một kiến thức về thể loại truyện kể đã rất quen thuộc với học sinh;

Câu 2 yêu cầu nhận biết về hai dòng sông của quê hương Lê và Sơn, một chi tiết đã hiện hữu trong nội dung văn bản. Đây là hai câu hỏi giúp những thí sinh có lực học trung bình cũng có thể đạt điểm tối đa.

Khả năng phân loại chủ yếu xuất hiện trong các câu hỏi 3, 4, 5 ở các mức độ thông hiều và vận dụng khi yêu cầu thí sinh có sự sâu sắc của tư duy và trải nghiệm.

Câu hỏi số 3 là câu hỏi ở mức độ thông hiểu, đây là câu hỏi kiểm tra đồng thời cả kỹ năng cảm thụ, kỹ năng phân tích và kiến thức tiếng Việt ở thí sinh.

Câu hỏi số 4 cũng là câu hỏi ở mức độ thông hiểu, yêu cầu thí sinh phân tích vai trò của 1 chi tiết đối với việc thể hiện nội dung văn bản.

Đây là câu hỏi có khả năng phân loại tương đối tốt khi các em phải hiểu và cảm nhận được không chỉ hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống chiến đấu bảo vệ Tổ quốc mà còn phải cảm nhận được tình đồng đội, sự chung vai sát cánh của những người chiến sĩ.

10 thí sinh bị đình chỉ thi tốt nghiệp THPT 2025 ở môn Ngữ văn - Ảnh 2.

10 thí sinh bị đình chỉ thi tốt nghiệp THPT 2025 ở môn Ngữ văn - Ảnh 3.

Theo TS. Trịnh Thu Tuyết, Giáo viên Ngữ văn, Hệ thống Giáo dục HOCMAI, điểm khác biệt lớn nhất của đề thi Ngữ văn trong kỳ thi năm 2025 là ngữ liệu cho các câu hỏi phần Đọc hiểu và phần Viết đều không sử dụng văn bản trong cả 3 bộ sách giáo khoa hiện hành.

Đó là kết quả của quá trình đổi mới dạy và học môn Ngữ văn trong trường phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 khi thông qua các văn bản đọc hiểu trong sách giáo khoa Ngữ văn, người dạy cung cấp cho người học kiến thức thể loại và tiếng Việt, hình thành kĩ năng đọc hiểu, cảm thụ, bàn luận, đối thoại… để thí sinh có thể tự chủ giải quyết các vấn đề mới mẻ của văn chương và cuộc sống trong đề thi.

Đề thi chính thức môn Ngữ văn đã bám sát cấu trúc đề thi tham khảo do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 16/2/2025. Nội dung các câu hỏi phần Đọc hiểu và phần Viết trong đề thi đều thuộc phạm vi kiến thức và kĩ năng theo "Yêu cầu cần đạt" của môn Ngữ văn chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cụ thể như sau:

Phần I. Đọc hiểu (4 điểm) gồm 5 câu hỏi phân loại theo các mức độ nhận thức. Hai câu hỏi số 1 và 2 đều thuộc mức độ nhận biết, trong đó câu 1 yêu cầu nhận biết về ngôi kể trong văn bản, một kiến thức về thể loại truyện kể đã rất quen thuộc với học sinh; Câu 2 yêu cầu nhận biết về 2 dòng sông của quê hương Lê và Sơn, một chi tiết đã hiện hữu trong nội dung văn bản.

"Đây là hai câu hỏi giúp những thí sinh có lực học trung bình cũng có thể đạt điểm tối đa. Khả năng phân loại chủ yếu xuất hiện trong các câu hỏi 3, 4, 5 ở các mức độ thông hiểu và vận dụng khi yêu cầu thí sinh có sự sâu sắc của tư duy và trải nghiệm", TS. Trịnh Thu Tuyết chia sẻ.

Câu hỏi số 3 là câu hỏi ở mức độ thông hiểu, yêu cầu học sinh phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong 1 câu văn của đoạn trích - đây là câu hỏi kiểm tra đồng thời cả kĩ năng cảm thụ, kĩ năng phân tích và kiến thức tiếng Việt ở thí sinh.

Câu hỏi số 4 cũng là câu hỏi ở mức độ thông hiểu, yêu cầu thí sinh phân tích vai trò của 1 chi tiết đối với việc thể hiện nội dung văn bản. Theo TS. Trịnh Thu Tuyết, đây là câu hỏi có khả năng phân loại tương đối tốt khi các em phải hiểu và cảm nhận được không chỉ hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống chiến đấu bảo vệ Tổ quốc mà còn phải cảm nhận được tình đồng đội, sự chung vai sát cánh của những người chiến sĩ - thấy được ý nghĩa của chi tiết trong việc thể hiện chủ đề của văn bản.

Câu hỏi số 5 ở mức độ vận dụng, yêu cầu học sinh vận dụng vốn văn học, vốn hiểu biết về cuộc sống, xã hội… để không chỉ lựa chọn hướng trả lời, cách tư duy và lập luận logic, xác đáng mà còn thể hiện tư duy và bản lĩnh độc lập, tự chủ khi phân tích được sự tương đồng về ý nghĩa trong 2 chi tiết của 2 văn bản, thấy được sự gắn bó thiêng liêng của mỗi con người với những vùng đất, vùng trời của quê hương đất nước.

Theo TS. Trịnh Thu Tuyết, các câu hỏi đọc hiểu vừa sức với học sinh khi kiểm tra những kiến thức, kĩ năng thuộc "Yêu cầu cần đạt" của môn Ngữ văn 2018 trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo đúng các mức độ nhận thức, có ý nghĩa thực tế với cách sống của các em sau này.

Nhận định về "Phần II – Viết (6,0 điểm)", TS. Trịnh Thu Tuyết cho biết, đề thi đảm bảo đúng cấu trúc định dạng theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 16/2/2025. Với ngữ liệu đọc hiểu là văn bản văn học nên phần nghị luận xã hội viết bài văn và phần nghị luận văn học viết đoạn văn, cụ thể như sau:

Câu 1 (2,0 điểm): Câu nghị luận văn học đưa ra yêu cầu cụ thể để thí sinh có thể viết một đoạn văn với dung lượng khoảng 200 chữ về một khía cạnh của vấn đề rút ra từ đoạn trích của phần đọc hiểu, đó là yêu cầu "Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích tình cảm của Lê dành cho Sơn trong văn bản ở phần Đọc hiểu".

Yêu cầu trong câu viết đoạn cũng là nội dung chính được thể hiện xúc động trong trích đoạn của văn bản; qua việc phân tích tình cảm của Lê dành cho Sơn, thí sinh không chỉ cảm nhận được nội dung của đoạn trích mà còn thực hiện được kỹ năng phân tích một bình diện quan trọng của thể loại truyện kể. Đây cũng là những vấn đề quen thuộc trong yêu cầu cần đạt của chương trình, hy vọng sẽ không làm khó cho thí sinh.

Câu 2 (4,0 điểm): Câu viết bài văn nghị luận xã hội yêu cầu thí sinh vận dụng kết quả đọc hiểu ngữ liệu và những hiểu biết về bối cảnh đất nước, viết bài nghị luận về chủ đề: vùng trời quê hương nào cũng là bầu trời Tổ quốc.

"Có thể thấy đây là vấn đề mang tâm thế truyền thống, thiêng liêng nhưng lại rất cập nhật với bối cảnh xây dựng và phát triển của đất nước, đặc biệt trong "kỷ nguyên vươn mình". Vấn đề vì thế vừa gần gũi, thiết thực, vừa chạm tới tình yêu quê hương đất nước rất thiêng liêng trong tâm hồn mỗi người dân Việt, đặc biệt có thể tạo hứng thú cho những học trò đang chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa mới mẻ của cuộc sống, nơi các em không chỉ trau dồi, phát huy năng lực và bản lĩnh cá nhân, mà còn phải luôn tự nhắc mình giữ trái tim ấm nóng với quê hương đất nước. Tư tưởng của bài luận cũng sẽ rất phù hợp với xu hướng đổi mới, hòa nhập của thời đại", TS. Trịnh Thu Tuyết cho biết.

10 thí sinh bị đình chỉ thi tốt nghiệp THPT 2025 ở môn Ngữ văn - Ảnh 4.

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục.
Xin hãy đợi 60 giây nữa.